CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM DÂY LƯNG DA RẮN

CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM DÂY LƯNG DA RẮN

 

Lệ Mật là một làng nhỏ thuộc phường Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội). Từ gần 900 năm trước, dân làng Lệ Mật đã nổi tiếng với nghề truyền thống về bắt và nuôi rắn.

Sự ra đời của làng rắn gắn liền với truyền thuyết chinh phục loài thủy quái mang hình tượng rắn khổng lồ của chàng trai họ Hoàng ở làng Lệ Mật. Theo sử liệu, làng Lệ Mật nằm bên dòng sông Hồng và sông Đuống, được hình thành từ khoảng thế kỷ XI. Ban đầu, làng có tên là Trù Mật, bởi nơi đây là một vùng đất trù phú, giàu đẹp. Sau vì tên húy của chúa Trịnh Cương (1686 – 1729) nên đổi thành Lệ Mật.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú ghi lại câu chuyện chàng trai Hoàng Quý Công có công tìm được xác công chúa con vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) trong một lần đi dạo bằng thuyền bị rơi xuống sông Thiên Đức (tức sông Đuống ngày nay). Được vua ban thưởng hậu hĩnh nhưng Hoàng Quý Công chỉ xin được dẫn người dân nghèo của làng Lệ Mật đi khai hoang lập ấp ở vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long, hình thành nên vùng Thập Tam trại (gồm 13 trại, nay là một số phường thuộc địa bàn quận Ba Đình và phường Hào Nam thuộc quận Đống Đa). Sau đó, Hoàng Quý Công trở về quê cũ, cùng người dân phát triển làng xóm trở thành vùng đất trù phú nên được gọi là Trù Mật. Khi Hoàng Quý Công mất, dân làng suy tôn ông là Thành hoàng làng, còn dân vùng Thập Tam trại lập nhiều đền, miếu thờ ngài…

Với mong muốn sản phẩm của địa phương được nhiều người tiêu dùng biết đến và giải quyết vấn đề tiêu thụ nguồn nguyên liệu ổn định phát triển kinh tế của gia đình, Ông Trương Khắc Lập là người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Việt Hưng, nổi tiếng với làng nghề Lệ Mật – làng nghề độc nhất Việt Nam về nuôi rắn mà ít nơi có được, ông nhận thấy những giá trị to lớn của việc sản xuất và phát triển ngành nghề nuôi rắn của quê hương, cùng với niềm đam mê không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương, ông và vợ đã bàn bạc để thành lập hộ kinh doanh: Nhà hàng rắn ráo nhằm phát huy, lưu giữ, duy trì bảo tồn văn hóa Làng nghề cũng như phát triển nhiều sản phẩm từ thế mạnh của địa phương sẵn có, giải quyết vấn đề tiêu thụ nuôi rắn tại địa bàn và đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo từ da rắn chất lượng đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tiếp nối truyền thống cha ông, tre già măng mọc, cùng với rất nhiều tâm tư, nguyện vọng để gửi gắm vào đó mong ước cho làng nghề ngày càng phát triển. Đời ông cha có công gây dựng, gìn giữ và tạo nên nghề nuôi rắn với bao gian lao, vất vả, khó khăn, là một người con của làng nghề, là thế hệ sau – ông Trương Khắc Lập mong rằng mình sẽ góp phần phát triển thêm cho nghề, ngoài ra mở rộng quy chuồng nuôi sẽ là các nhà hàng, cửa hàng để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của du khách. Và không những thế Anh Trương Minh Khánh – Con trai ông đã phát triển nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da rắn.

Một trong những Sản phẩm đặc sắc không thể không nhắc tới đó là Dây lưng da rắn là sản phẩm da rắn thật nguyên tấm cao cấp với mặt thắt lưng đẹp sản xuất theo tiêu chuẩn cao, bề mặt da hoàn thiện tự nhiên, bóng mịn đẹp mắt, độc đáo. Tùy vào sở thích, vóc dáng cơ thể và phong cách ăn mặc mà quý khách hàng có thể thoải mái lựa chọn cho mình kiểu dây lưng da rắn phù hợp. Dây lưng da rắn có thể kết hợp được với hầu hết các loại trang phục, từ các bộ veston trang trọng lịch sự đến các mẫu quần jean bụi bặm, phá cách. Tất cả đã tạo ra một sản phẩm đặc biệt với những đường vân da rắn tinh tế và đặc sắc. Những sản phẩm do Hộ kinh doanh: Nhà hàng rắn ráo tạo ra không chỉ là một món quà lưu niệm đơn thuần mà còn tràn đầy ý nghĩa về một làng nghề độc nhất Việt Nam. Từ những sáng tạo phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da rắn có thể thấy Hộ kinh doanh: Nhà hàng rắn ráo cùng với niềm đam mê không ngừng học hỏi kinh nghiệm đã tạo ra những giá trị về sản xuất và phát huy truyền thống, lưu giữ bản sắc truyền thống của Làng nghề. Mãi mãi lưu truyền truyền thống làng nghề Lệ Mật của ông cha….

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *